Thông báo Tuyển sinh chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học đợt 4 năm 2022

Số: 1212/TB-HVTC ngày 10 tháng 11 năm 2022

Căn cứ Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học;

Căn cứ Quyết định số 658/QĐ-HVTC ngày 20/7/2021 của Giám đốc Học viện Tài chính về việc ban hành Quy định đào tạo từ xa trình độ đại học;

Căn cứ kế hoạch số 375/KH-HVTC ngày 20/4/2022 của Giám đốc Học viện Tài chính ban hành kế hoạch tuyển sinh chương trình đào tạo từ xa năm 2022;

Học viện Tài chính thông báo tuyển sinh chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học đợt 4 năm 2022 như sau:

1. Đối tượng, ngành đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh

1.1. Đối tượng:

1. Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển:

a) Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), cao đẳng chính quy, đại học chính quy của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương;

b) Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện:

Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành, không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với công dân nước ngoài, phải đảm bảo năng lực Tiếng Việt quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2018 quy định về quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam.

1.2.  Ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh:  

TTNgành đào tạoMã ngànhChỉ tiêu
1Kế toán7340301125
2Quản trị kinh doanh734010185
Tổng cộng210

2. Thời gian đào tạo

  • Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp trúng tuyển sẽ học theo chương trình đào tạo 4 năm.
  • Thí sinh tốt nghiệp cao đẳng chính quy hoặc “cử nhân thực hành” chính quy ngành đúng với ngành tuyển sinh sẽ học theo chương trình đào tạo 2,0 năm.
  • Thí sinh tốt nghiệp cao đẳng chính quy hoặc “cử nhân thực hành” chính quy thuộc nhóm ngành Tài chính- Ngân hàng- Bảo hiểm; Kế toán- Kiểm toán; Kinh doanh; Quản trị-Quản lý; Kinh tế học sẽ học theo chương trình đào tạo 2,5 năm.
  • Thí sinh tốt nghiệp cao đẳng chính quy của nước ngoài thì văn bằng phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thí sinh thuộc diện này cũng học theo chương trình đào tạo tương ứng như trên.
  • Thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy thuộc nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm; Kế toán – Kiểm toán; Kinh doanh; Quản trị – Quản lý; Kinh tế học sẽ học theo chương trình đào tạo 2,0 năm.
  • Thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy các ngành còn lại sẽ học theo chương trình đào tạo 2,5 năm.
  • Thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy của nước ngoài thì văn bằng phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thí sinh thuộc diện này cũng học theo chương trình đào tạo tương ứng như trên.

Lưu ý: Người học có thể học vượt để rút ngắn thời gian học tập theo quy định đào tạo hệ thống tín chỉ.

3. Phương thức tuyển sinh

Xét tuyển theo hồ sơ đăng ký (không thi tuyển).

3.1. Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT:

Đối tượng được xét tuyển thẳng theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

3.2. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở các bậc học trước hoặc bậc học tương đương.

3.2.1. Đối tượng có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học

  • Điểm xét tuyển là điểm trung bình chung tích lũy ở bậc cao đẳng, đại học cộng với điểm ưu tiên đối tượng (nếu có) theo quy chế tuyển sinh hiện hành.
  • Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân, xét từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu của ngành xét tuyển.

3.2.2. Đối tượng có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

– Xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập bậc THPT.

– Tổ hợp môn xét tuyển:

  • Tổ hợp môn xét tuyển 1 gồm các môn Toán, Vật lý, Hóa học;
  • Tổ hợp môn xét tuyển 2 gồm các môn Toán, Vật lý, Tiếng Anh;
  • Tổ hợp môn xét tuyển 3 gồm các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh.

– Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn năm lớp 12 thuộc tổ hợp xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên đối tượng (nếu có) theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

– Nguyên tắc xét tuyển:

  • Điểm xét tuyển của các tổ hợp xét tuyển khác nhau do thí sinh đăng ký có giá trị như nhau và được lấy từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu của ngành xét tuyển.
  • Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân.

4. Hình thức học tập và văn bằng tốt nghiệp

Hình thức học tập không tập trung, giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học thông qua hệ thống quản lý học tập. Hình thức thi được tổ chức linh hoạt tùy theo tình hình thực tế. Chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ.

Thí sinh trúng tuyển được đào tạo và đã tích luỹ đủ số tín chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được cấp bằng cử nhân kinh tế.

Bằng tốt nghiệp không phân biệt hình thức đào tạo từ xa với các hình thức đào tạo khác.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp được phép đăng ký thi hoặc xét tuyển để học ở các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ.

5. Hồ sơ đăng ký xét tuyển

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển theo quy định của Học viện (chi tiết xem phụ lục kèm theo thông báo). Link đăng ký tư vấn tuyển sinh và hướng dẫn nộp hồ sơ: https://forms.gle/G9fzhjZc9w85GD686

6. Lệ phí xét tuyển và học phí

  • Lệ phí xét tuyển: 200.000 đồng/hồ sơ (Lệ phí không hoàn lại)
  • Học phí: 460.000 đồng/tín chỉ

Lệ phí xét tuyển hoặc học phí có thể thay đổi hàng năm theo quy định của Nhà nước nhưng tăng không vượt quá 10%.

7. Thời gian tuyển sinh:

  • Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ ngày 10/11/2022
  • Thời gian xét tuyển: 15/12/2022
  • Thời gian khai giảng dự kiến: 27/12/2022.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *